Bài 3 : Nội động từ

Nội động từ (intransitive verb)

Có rất nhiều động từ là nội động từ, tức là đằng sau động từ đó nói không cần một bổ ngữ để bổ sung nghĩa. Trong tiếng Nga những động từ như thế thường ở dạng động từ phản thân.

>> Ôn tập: http://hoctiengnga.com/v51/bai-2.html

Ví dụ :

  • Улыбаться – mỉm cười
  • Смеяться – cười
  • Надеяться – hy vọng, mong ước

Những động từ như trên cả kể khi nó đứng trong câu chúng ta cũng không dùng „Danh cách“ để bổ nghĩa cho nó, mà thường dùng các loại cách khác hoặc giới từ. Điều này đôi khi rất khó dự đoán, cho nên khi bạn nghe hoặc thấy những động từ trên, hãy cố gắng nhớ cả cấu trúc câu chứa chúng.Ví dụ hãy xem những câu dưới đây:
 

Đăng ký học tiếng đức
Đăng ký học tiếng đức

 

  • Она мне улыбается – Cô ấy đang mỉm cười với tôi.
  • Đôi khi một giới từ sẽ được dùng
  • Она смеётся над вами – cô ấy đang cười với bạn.

 Các động từ thông thường được sử dụng như là nội động từ

Khi các động từ thông thường được sử dụng như là nội động từ, dạng động từ phản thân của các động từ đó sẽ được sử dụng. Những động từ như là „đóng“, „mở“, „bắt đầu“, „kết thúc“, „tiếp tục“ có thể được sử dụng như là nội động từ.

Hãy so sánh những câu dưới đây

  • Иван открыл дверь - Ivan mở cửa. (dạng thường của động từ)
  • Дверь открылась – cửa mở. (dạng phản thân của động từ)
  • Иван начинает фильм - Ivan bắt đầu bộ phim. (dạng thường)
  • Фильм начинается – Bộ phim bắt đầu. (dạng phản thân)

Dưới đây là dạng phản thân của các động từ đã được nhắc tới ở trên

  • Продолжать(ся) – tiếp tục
  • Открывать(ся) – mở
  • Закрывать(ся) – đóng
  • Начинать(ся) – bắt đầu
  • Кончать(ся) – kết thúc

 Cách sử dụng này cũng được áp dụng cho các động từ chỉ trạng thái của những cái gì vĩnh viễn.

Ví dụ:

Собака кусается – con chó cắn.
 

>> Bài tiếp theo: http://hoctiengnga.com/v53/bai-4.html

THƯ VIỆN LIÊN QUAN

Bài 1 : Thì tương lai
Bài 1 : Thì tương lai

Thì tương lai

Bài 2 : Động từ phản thân
Bài 2 : Động từ phản thân

Động từ phản thân

Bài 4 : Câu không ngôi
Bài 4 : Câu không ngôi

Câu không ngôi

Bài 5 : Các đại từ phản thân
Bài 5 : Các đại từ phản thân

Đại từ “Себя “ trong tiếng Nga có nghĩa là “tự bản thân một vật nào đó” . Đại từ này được sử dụng trong những câu phức tạp khi động từ ở dạng phản...

Để lại số điện thoại
để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
1900 7060

Gọi ngay

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC

Zalo chat